Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Chiến thuật vây hãm của Hứa Ngân Xuyên


Nội dung bài viết được trích từ Chiến thuật vây hãm của Hứa Ngân Xuyên

Nói đến chiến thuật vây hãm, chắc hẳn mọi người sẽ có cảm giác như mình đang đánh cờ vây trên bàn cờ tướng bởi một chữ vây trong vây hãm. Trên thực tế, vây hay "bao vây" chỉ là một phần tạo nên chiến thuật vây hãm mà thôi. 


Nhưng cờ tướng là cờ tướng, vốn dĩ không giống cờ vây. Chính vì thế, dù nhìn bề ngoài một số chiến thuật có điểm giống nhau, nhưng bản chất vẫn có những điểm khác biệt rất cơ bản. Trong chiến thuật vây hãm, ở cờ tướng có ít nhất 2 điểm hoàn toàn khác cờ vây. Một là, quân cờ tướng di động được, hay nói cách khác là "Có thể công, có thể thủ lại có thể bỏ chạy". Quân cờ trong cờ tướng không đứng yên một chỗ chờ bạn tiêu diệt. Hai là chiến thuật vây hãm trong cờ tướng rất coi trọng điểm trúng yếu huyệt, bắt ngay chỗ hiểm chứ hoàn toàn không phải là đem quân bao vây bốn phía quân cờ đối phương. Trong cờ tướng mà đánh như thế thì cảm thấy hiệu suất quá kém. 


Cờ tướng vô cùng coi trọng hai chữ hiệu suất, phải nói là coi trọng đến mức khủng khiếp. Trong cờ tướng, người ta cho rằng đánh rắn phải đánh chỗ hiểm (thất thốn), xem xét vấn đề phải nắm bắt được chỗ mấu chốt. Trong cờ tướng, người đánh truy cầu dùng ít quân nhất có thể khóa cứng quân địch, bắt nó "đứng yên" tại chỗ đó giống như Tôn Ngộ Không thi triển thuật định thân các tiên nữ hái đào vậy. 


Mà khi nghiên cứu chiến thuật vây hãm chúng ta không thể không đề cập đến Hứa Ngân Xuyên. Khả năng vận dụng chiến thuật vây hãm của anh phải nói là đã thể hiện được sự nhạy bén siêu phàm mà chỉ có một thiên tài mới có được. Tất cả những gì có liên quan đến vây hãm đều được anh thể hiện một cách nhuần nhuyễn. "Sái đậu thành binh" đối với người khác có thể chỉ là truyền thuyết nhưng Hứa Ngân Xuyên lại vận dụng vào thực tiễn hết lần này đến lần khác. Thông thường, anh chỉ cần một hai quân là đã có thể khiến cho quân đối phương đang tràn đầy sinh lực, sức công phá mạnh rơi vào ngay vào cảnh khó, hoặc là chết ngay dưới đao, hoặc nằm yên chịu trận. Qua vô số ván cờ thực tiễn cho thấy thủ pháp vây hãm của vị kỳ nhân trên kỳ đàn này khiến cho chúng ta hoa cả mắt, chóng cả mặt. Chiêu thức của anh giống như Lục mạch thần kiếm trong kiếm hiệp, búng tay ở đâu, ở đó nát thành bụi cám, hoang tàn điêu linh. Thực tế mà nói, chỉ cần cẩn thận xem xét, suy gẫm kỹ xảo vây hãm của Hứa Ngân Xuyên, chúng ta sẽ không khó để hiểu được mấu chốt của loại chiến thuật này. Hay nói cho đúng hơn là chiến thuật vây hãm mà Hứa Ngân Xuyên đã từng biểu diễn có thể xem là kinh điển trong sách giáo khoa. 


Mai phục, giương cung cầm mãnh hổ
Sái đậu thành binh, bủa lưới giăng.
 




Nào chúng ta hãy cùng bước vào khu vườn chiến thuật vây hãm thần kỳ của Hứa Ngân Xuyên.


Ván 1:





1. P2.5 X6.3 
Bên Tiên vươn Pháo qua sông dọa ăn Chốt biên hoặc vào trung Pháo. Bên Hậu lên Xe cản dẫn đến đổi quân, từ đó rơi vào thế hạ phong. 

2. M5.3 P8-7
3. P2-4 P7.7
4. C7.1 P2/3
 
Bên Tiên ra tay đổi Xe trước, sau nước nhảy Mã ép đổi Xe đã tạo thành thế cho Binh 7 xông qua hà, là điểm lợi rất lớn và đó chính là lý do mà Hứa đổi Xa. Sau khi binh qua sông thì bên Tiên "Được Lũng nhìn đất Thục", tìm kiếm cái lợi lớn hơn đó là vây hãm bắt chết con Mã biên 

5. C7.1 M9.7
6. M3/2 M7/5
7. P8.3 P2-1
 
Bên Tiên vươn Pháo nhốt con Mã hậu thì bên Hậu bình Pháo giữ con Chốt biên, nào ngờ bên Tiên đi: 

8. P4-9
 
Hay! 
... P7/7 
Pháo bên Tiên ăn luôn Tốt, nước quá mạnh! Pháo bên Hậu đương nhiên là không chủ động đi đổi vì sau khi đổi thì chốt biên bên Tiên qua sông thuận lợi. Bây giờ thoái pháo tạo thành Pháo gánh, giằng co với bên Tiên. Bên Tiên đương nhiên là cũng không chủ động đổi Pháo đi. 

9. C9.1 C9.1
10. S4.5 M5/4
11. M2.4 P1-2
12. C9-8 P7.3
13. C8.1 P2-4
 
Chốt bên Tiên lấn ép từng bước, con Mã bên Hậu rơi vào nguy hiểm. Đối phó với nguy cơ sắp tới là thoái Pháo biên rồi C8-9 bắt chết Mã, bên Hậu chỉ còn biết dời con Pháo đi để có thể đi ...M1/2 giằng dai, kéo dài cuộc chiến. 

14. P8.1 P7/1
 
Bên Tiên lên một nước Pháo, chuẩn bị tiến tiếp cho Chốt 8 bắt Mã. Bên Hậu thoái Pháo dùng chiến thuật kiềm chế để ngăn cản bên Tiên xuống Chốt. 

15. P9/5 P4.4
 
Thoái Pháo không chỉ thoát được sự kiềm chế mà thoái về đường 2 còn có thủ đoạn tấn công tiếp theo là bay Tượng lên biên tấn công con Mã biên bên Hậu. Bên Hậu chủ động dùng Pháo đổi Mã là nước buộc. Bên Hậu quân ở cánh này dồn tắc, lợi ít mà bệnh thì nhiều. Giờ thấy con Chốt bên Tiên xông sát xuống, con Pháo này không phòng thủ gì được mà còn dễ trở thành mục tiêu tấn công cho bên Tiên. 

16. M4/6 P7/1
 
Bên Hậu thoái Pháo chống đỡ hết lần này đến lần khác, ngoan cường phòng thủ đường biên cửu cung. Hãy xem bên Tiên dùng "Tổ hợp quyền" bắt con Mã này như thế nào. 

17. T7.9 M4.6
18. C8.1 M1/2
19. C8-7 M6/4
20. P9-8 M4.2
21. T9.7 Mt/1
22. Ct.1
 
Đến đây thì con Mã bên Hậu mất chắc (nếu ...M1.2? Cs-8) nên buông cờ.







Nếu như cho rằng trong ván thực chiến với Uông Dương, Hứa Ngân Xuyên chọn một kế trong Tam thập lục kế là "Quan môn đả cẩu" vậy thì tiếp theo, anh sẽ biểu diễn cho chúng ta xem một vở "Phủ để trừu tân" (Rút củi đáy nồi) cực hay. Hình dưới đây là ván cờ Hứa Ngân Xuyên đánh với Triệu Quốc Vinh tại giải cá nhân toàn quốc năm 1995 sau 18 nước. Bên Hậu có một Mã nằm ở đường biên nhưng Mã có Chốt bảo vệ mà Chốt thì có Xe bảo vệ. Trong toàn tuyến phòng thủ của bên Hậu thì con Xe của Hậu là con cờ mấu chốt. Xử được con Xe hậu thì coi như phá được cả tuyến phòng thủ này.

Ván 2: 






1. C3.1 X4-8
2. M3.2 C7.1
 
Bên Tiên chủ động đổi Xe khiến cho con Chốt lộ 1 của Hậu cũng như con Mã biên rơi vào sự uy hiếp của bên Tiên. Đây là bước đầu tiên triển khai lưới vây hãm con Mã biên bên Hậu.

3. X9/2 M1.3
4. P9-7 M7.6
 
Sau khi bên Tiên bình Pháo lặp tức có nước M9/8 "Úng trung tróc miết". Bên Hậu tiến Mã chống trả ngoan cường, chờ xem nước ứng phó của bên Tiên thế nào. 

5. M2.4 P8-6
 
Tiên đổi Mã giản lược, dễ dàng khống chế cuộc diện hơn. 

6. M9/8 P6.4
 
Tiên thoái Mã bắt Mã là nước đương nhiên, không được tùy tiện M9.8 vì có nước ...X8.5 kiềm chế. Bên Hậu tiến Pháo cố gắng nỗ lực hết sức để cứu nguy cho con Mã khiến cho người xem càng thêm hưng phấn. Con hươu đang bị bên Tiên đuổi bắt nên làm sao để thoát ra khỏi góc đây? 

7. S5/4 M3.1
8. P6/1 M1/3
 
Thoái pháo lần nữa đổi quân, buộc con Mã triệt để rơi vào cảnh khó "Kêu trời trời không thấu, gọi đất đất không linh". Nếu như ..P6-3 ăn Pháo sẽ bị X9/3 ăn Mã kiêm bắt chết Pháo, bên Tiên vẫn hơn quân. Trong thực chiến, bên Hậu thoái Mã, chơi đòn bỏ trước lấy sau là cách đánh ngoan cường nhất. 

9. P7-4 M3.2
 
Bên Tiên ăn Pháo mà để mã lại là chính xác. Mã bên Hậu sau khi ăn Mã xong vẫn không có cách nào thoát ra khỏi cảnh khó. Nếu như Tiên chơi M8.7 ăn Mã thì ...P6-3 ăn Pháo. Bên Tiên không bắt chết được Pháo của Hậu coi như kế hoạch vây hãm trước đây thành công cốc. 

10. P4.1 X8.6
 
Tiến con Pháo lên một bước ép cứng con Mã của Hậu chính là "Quan môn đả cẩu" trong Tam thập lục kế. Con Mã này đương nhiên là không có bệnh mà lăn đùng ra chết rồi. Bên Hậu tiến Xe lên hàng chốt, chuẩn bị quét Chốt cầu hòa. 

11. S6.5
 
Bước tiếp theo là P6/1 bắt chết Mã, con Mã tất mất. Sau đó bên Hậu chiến đấu ngoan cường đến nước thứ 82 mới chịu thua do kém quân.






Trong 2 ví dụ trên, con Mã biên trở thành đối tượng vây hãm có một điểm chung là mục tiêu khá rõ, dễ phát hiện ra cơ hội, quân ta xung quanh quân Mã địch cũng khá nhiều. Khách quan mà nói điều này khiến cho việc vây hãm và bắt sống trở nên dễ dàng hơn. Nhưng hình tiếp theo cho chúng ta thấy một tình cảnh hoàn toàn khác. Hình dưới là cuộc diện trong trận Hứa cầm tiên đánh với Hồ Vinh Hoa tại giải Ngũ Dương Bôi năm 1993 sau 28 nước. Hậu mới đi xong nước ...M7.9, giờ đến lượt bên Tiên đi. Chu vi xung quanh con Mã của Hậu khá "trống trải", có vẻ như không có quân cờ nào có khả năng tạo thành trở ngại cho nó. Chẳng lẽ đây cũng là cơ hội để thi triển chiến thuật vây hãm? 

Ván 3: 



1. P3.2 
Tiến Pháo rất hay, cắt đứt đường về của Mã khiến cho nó chỉ còn đường một đi không trở lại chính là "Thượng ốc trừu thê" (Lên lầu rút thang) trong Tam thập lục kế. Nếu con Mã của Hậu tiến 7 hoặc thoái 7 đều mất Pháo, còn tiến 8 hoặc thoái 8 cũng sẽ mất Mã (tiến 8 thì sẽ P3/4,còn thoái 8 thì X9-2). 
... X2.5
2. M7/6
 
Hồ tiến Xa bắt Mã, thực hiện "Vây Ngụy cứu Triệu". Bên Tiên đương nhiên là không đi M7.6 vì ...X2.2 ăn Sĩ được Mã. 
... M9/8 
Hồ thoái Mã vào đất chết, dụ Xe tiên chạy sang bắt sẽ ...P7-1 ăn Chốt. Bên Hậu sẽ có thế công. 

3. C9.1
 
Không vì thế mà động lòng, lão luyện trầm ổn. Trong quá trình vây bắt quân của Hứa, chúng ta thường xuyên thấy được chiêu thức không gấp không vội, cẩn thận từng ly từng tí một như thế. Nếu cho đó là do sự tính toán của anh thâm sâu chẳng bằng nói đó là phong độ đại tướng, tâm bình tĩnh như nước thì chính xác hơn. 
... P7/4
4. X9-2 P7-8
5. P3/1
 
Phế quân cản trở, dùng bỏ trước lấy sau đạt được mục đích kiếm lời quân. Cần phải nói cho rõ là thành quả này có được là nhờ việc vây hãm con Mã của Hậu mấy nước trước đó. 
... M8.6
6. X2.1 M6.7
7. P3-6 M7/8
8. P6-2
 
Bên Tiên một Xe đổi 3 quân lại hơn 2 Chốt. Mà 2 con Chốt này bên Hậu không dễ gì tiêu diệt được. 
... X2-1
9. P2/3 X1/1
10. M6.7 X1-3
11. P2/2 X3/2
12. M7.9
 
Nước tiếp theo nhảy M9.7, vừa bảo vệ Chốt giữa, lại yểm hộ con Chốt biên qua sông. Bên Hậu chịu thua.


Ván tiếp theo vẫn là thực chiến giữa Hứa Ngân Xuyên và Hồ Vinh Hoa. Lần này là ván đấu giữa hai oan gia ngõ hẹp tại vòng 4 giải cá nhân toàn quốc năm 2000. Đối diện con Mã biên của bên Hồ, Hứa Ngân Xuyên một lần nữa lại thi triển chiến thuật vây hãm kiếm lời quân khiến Hồ gãy kích ngã ngựa, mất quân mà thua. Chúng ta cùng thưởng thức. 


Ván 4: 






1. C3.1 P8-7 
Bên Tiên ủi Chốt 3 lên đổi, đánh thông đường Mã, là chiêu thức thường thấy. Bên Hậu bình Pháo nhắm vào yếu điểm con Tượng đáy ở lộ 3. 

2. C3.1 M8.9
3. M3/1 X1-2
 
Bên Tiên thoái Mã, nhìn bên ngoài có vẻ bị ép, nhưng con Mã lộ 9 của Hậu tiền đồ không lấy gì làm sáng sủa, có cảm giác như "Tiết Nhơn Quý rơi vào đình Bạch Hổ". Nhìn lại nước của Hậu ...P8-7, phải chăng là nhìn sai? 

4. X8.5 M1/2
 
Bên Hậu ra con Xe góc ra đổi bên Tiên vui vẻ đổi luôn, có được nước tiên, đúng lúc có thể dùng để điều binh khiển tướng vây bắt con Mã hậu. 

5. C5.1 M9.8
6. C3-4 M2.3
 
Nhảy Mã trong giữ Chốt giữa là nước buộc. Người mới học cần phải chú ý không nên ...T5.7 vì có nước P5.4 đánh liên hoàn. 

7. P5-2 X4.4
 
Bình Pháo vây con Mã chính xác. Cùng là chiêu "Quan môn đả cẩu", đối với người mới chơi, lúc này dễ phạm phải sai lầm đi X7-2 hấp tấp ăn hơn quân thì Hậu có nước X4.6 chém Pháo hóa giải. Tiếp theo S5.6 M8/6!, Tg5-6 M6/8, M1.2 thành đổi nhiều quân. Bên Tiên bỏ mất cơ hội tốt. 

8. T7.5 X4-5
9. X7-3 P7-8
10. X3-2 P8-9
11. P2-1 P9.5
12. P6-1 X5-9
13. X2/1 C9.1
14. T5.3 X9-7
 
Bên Hậu sau khi con Mã bị bắt chết đã chống đỡ rất ngoan cường. Đến đây đã hơn 1 binh và 1 tượng lại có thể đưa con Chốt biên qua sông cố gắng làm giảm tổn thất xuống mức thấp nhất có thể. Nhưng dầu sao thì giá trị của con Mã vẫn khá lớn. Sau khi bên Tiên điều chỉnh vị trí xong, ưu thế hơn quân trở nên rõ rệt. 

15. X2/1 C9.1
16. P1-6 C9.1
17. T3.5 X7-5
18. X2-4 X5.2
19. X4.2 C9.1
20. M1/3 M3.4
21. M3.4
 
Đến đây bên Tiên đã chỉnh hình xong. Đánh thêm 50 nước nữa thì bên Tiên nhờ hơn quân đã chiến thắng.



Ở giải đồng đội năm 2004 có một ván cờ mà Hứa hai lần triển khai chiến thuật vây hãm, đối tượng vây hãm đều là con Mã bên địch, đều ở biên, mà cả hai lần đều đắc thủ. Ván này do kỳ thủ thuộc đội thanh niên công ty cổ phần khoáng sản sông Loan Tưởng Phượng Sơn cầm tiên đánh với Hứa Ngân Xuyên. Hai bên dùng Ngũ Bát Pháo đấu Phản Cung Mã nghịch tay xuất trận, đánh đến nước thứ 19 thành hình dưới. Nhìn trên hình cũng thấy quân lực hai bên hoàn toàn bằng nhau, điểm hơi yếu của bên Tiên là con Xa nằm sâu bên địch một chút. Nhưng mà trong ván cờ trung tàn không có gì gấp gáp như thế thì không ảnh hưởng nhiều đến toàn cục ván cờ. Dẫu sao chỉ cần bên Tiên đi thêm một nước là điều chỉnh được lại được. 

Ván 5-1:



... X5.2
1. X2-3 P2-3
 
Nước bình Xe hăm bắt Chốt của Tiên cần phải xem lại. Nhìn thì có vẻ không có vấn đề gì nhưng có cái gì đó không ổn. Phải chăng nên đi X2/3 chính xác hơn? Bên Hậu bình Pháo nhắm Mã là để thử xem bên Tiên ứng phó thế nào. Nếu như M7/8 X5-7 ăn chốt (lộ rõ nhược điểm nước X2-3) còn nếu đi M7.5 P3-5, M5/7 X5-7 cũng ăn con Chốt. Còn nếu đi tiếp M3.5 thì ...X7.1 lại càng lộ rõ nhược điểm con Xa nằm khuất đầu. Cũng chính vì lo lắng đến những vấn đề đó mà bên Tiên đi nhầm thành: 

2. M7/9?
 
... X5-2 
Thối Mã về biên thùy không có gì giống với "Khổ nhục kế" cả vì sau khi Tiên mất Mã không có đường hòa. Cho dù có quét hết Chốt bên Hậu thì Hậu vẫn có thể dùng Xe song Pháo Sĩ Tượng toàn hơn hẳn một quân đánh du kích bên Tiên.Trong lịch sử các ván cờ của Hứa Ngân Xuyên, hơn hẳn 1 quân mà không có Chốt vẫn có thể thủ thắng không hề hiếm thấy. 

3. X3/3 X2.3
4. X3-9 X2-1
5. M3.5
 
Đến đây bên Hậu thông qua chiến thuật vây hãm đã bắt được 1 con Mã. Bên Tiên dù đã quét được 2 Chốt, vị trí Xa mã cũng tốt nhưng bên Hậu vẫn còn một Chốt.Cành ô liu hòa bình chỉ còn biết nhìn chứ không thể với tới được nữa.

Hai bên lại đấu đá nhau thêm 7-8 hiệp nữa thì xuất hiện hình 7. Nước vừa rồi bên Hậu ủi Chốt biên đổi là nước buộc. Theo lý thì bên Tiên nên ủi luôn Chốt luôn để sau khi Hậu ...X4-9 ăn Chốt xong, Tiên có nước X7-1 đổi. Lúc đó Hậu chỉ còn nước đổi Xe, lúc đó Song Pháo Sĩ Tượng Toàn khó thắng đơn Mã Sĩ Tượng Toàn. Trong tình huống ít quân như thế, bên mình lại không có thế công thực tế nào thì đổi quân cầu hòa là sáng suốt nhất. 

Ván 5-2: 



1. X7-1 C9.1
2. X1.3 T5/7
 
Bên Tiên bình Xe ra biên rõ ràng là cảm thấy có đường trầm xuống chiếu đổi Pháo. Ý định là nếu đi tiếp ...C9.1 thì X1.3 P6/2, M3.4 S5/6, X1/5 ăn lại con Chốt thành cuộc hòa chặt. Nào ngờ bên Hậu lại bỏ Tượng đỡ con Xe. Lúc này bên Tiên bối rối hẳn. Nếu như ăn con Tượng thì con Chốt hậu trở thành kẻ may mắn sống sót. Ăn con Tượng tuy là đổi được con Pháo nhưng bên Hậu có Xa Pháo Chốt vừa đủ để thắng. Hết đường đành phải kiếm đường che chắn, quay đầu nhìn lại 

3. X1/5 P4.1
4. X1.5 S5/6
 
Bên Tiên lại tiến Xe xuống đáy, nhìn có vẻ một nước hai ý, vừa bắt Tượng lại vừa bảo vệ Mã nhưng lại hở ra cho người ta vào. Lẽ ra nên đi M3/1 có vẻ ngoan cường hơn. 

5. X1-3 S4.5
6. M3.1 X4-8
 
Bên Tiên tuy ăn được 1 tượng nhưng vị Xe quá xấu vì thế phải nhảy Mã né đường Xe, chuẩn bị đi tiếp X3/4 đổi Xe, lấn chiếm đường hà. Nào ngờ bên Hậu lại ra tay trước bình Xe uy hiếp Mã lại nhắm vào cánh trống hở của Tiên. Giờ bên Tiên rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này nếu đi M1/3? X8-9, S5/4 P4-5, S6.5 X9-4 là thắng. 

7. X3/3 P4-5
8. X3-4 P6-9
 
Bên Tiên thoái Xe về hàng Tốt là chuẩn bị đường cho con Mã nhưng bị bên Hậu vào trung Pháo dọa sát. Nhìn thì thấy có vẻ bình thường nhưng lại khiến cho bên Tiên do dự hồi lâu. Bên Tiên không thể Tg5-4 né chiếu hết vì có X8-6 chiếu tướng nhấp 1 nước để tiếp theo X6-9 dọa sát bắt chết Mã. Sau khi bên Tiên ép Xe vào thì Hậu bình Pháo ra biên, một chiêu hai tác dụng: Vừa vây con Mã, vừa hăm tiến Xe chiếu rồi tiến tiếp Pháo bắt chết Xe.Còn nếu bên Tiên thoái Xe phòng trước thì bên Hậu thoái Xe bắt chết Mã.Nhìn thấy không có đường nào chống đỡ đành đẩy bàn cờ nhận thua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét